ICSI là gì?

ICSI là kỹ thuật tiêm tinh trùng vào bào tương ứng (Intra-Cytoplasmic Sperm Injection). Đây là một kỹ thuật tinh vi nhằm giúp đỡ sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng

Như chúng ta đã biết, sự thụ tinh bình thường diễn ra do sự kết hợp giữa 1 trứng và 1 tinh trùng. Tuy nhiên do cơ chế phức tạp của sự thụ tinh ở người, cần phải có hàng chục triệu tinh trùng mỗi khi phóng tinh để cuối cùng 1 tinh trùng có thể đi đến cùng và thụ tinh với trứng. Do đó, trường hợp người chồng có tinh dịch đồ bất thường, số lượng tinh trùng ít, hiện tượng thụ tinh bình thường rất khó xảy ra.

Trước khi có kỹ thuật ICSI, một số phương pháp điều trị đã được nghiên cứu để hỗ trợ cho quá trình thụ tinh trong trường hợp dịch tinh đồ bất thường như bơm tinh trùng vào buồng tử cung, thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên bơm tinh trùng chỉ có hiệu quả với những trường hợp tinh dịch đồ bất thường nhẹ. Thụ tinh trong ống nghiệm có thể có hiệu quả đối với các trường hợp có tinh dịch đồ bất thường nhẹ hoặc trung bình. Trong những trường hợp nặng, số lượng tinh trùng rất ít, cần thiết phải áp dụng kỹ thuật ICSI. Cũng có một số trường hợp người chồng có tinh trùng bình thường, tuy nhiên tinh trùng và trứng không "hạp" nhau, hiện tượng thụ tinh bình thường không xảy ra, dẫn đến vô sinh. Trường hợp này cũng cần đến cũng cần đến sự hỗ trợ của ICSI.

Bản chất của ICSI là một kỹ thuật hỗ trợ cho sự thụ tinh giữa trứng và tinh trùng. Các bước thực hiện ICSI tương tự như một trường hợp thụ tinh trong ống nghiệm thông thường. Người vợ sẽ được hẹn tiêm thuốc kích thích buồng trứng và theo dõi bằng siêu âm và xét nghiệm nội tiết. Đến thời điểm trứng trưởng thành người vợ sẽ được hẹn đền bệnh viện để chọc hút trứng. Cũng vào ngày đó, người chồng cũng sẽ đến bệnh viện để lấy tinh trùng. Tinh trùng của người chồng sau đó được xử lý với một số kỹ thuật đặc biệt, để chọn một số ít tinh trùng tốt nhất. Trứng người vợ cũng được xử lý khác với TTTON thông thường để chuẩn bị việc tiêm tinh trùng vào. Kỹ thuật tiêm tinh trùng tương ứng thường được thực hiện từ 4-6 tiếng sau khi chọc hút trứng. Do kích thước của trứng và tinh trùng rất nhỏ, ICSI phải được thực hiện dưới kính hiển vi phóng đại vài trăm lần.

Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo trong thao tác của các thành viên thực hiện, nếu không trứng sẽ bị chết và không có sự thụ tinh. Trứng sau khi thụ tinh sẽ được nuôi cấy thành phôi. Khoảng 2 ngày sau, người vợ sẽ được hẹn đến bệnh viện để các bác sĩ chuyển phôi vào buồng tử cung. Như vậy ICSI chỉ khác với TTTON ở một số kỹ thuật trong phòng thí nghiệm, đối với TTON, khoảng 100.000 tinh trùng sẽ được cấy với 1 trứng, sau đó 1 tinh trùng sẽ tự chui vào trứng.

Kỹ thuật này đầu tiên được thực hiện lần đầu tiên ở Bệnh viện Từ Dũ tháng 5 năm 1998. Tháng 2 năm 1999, em bé đầu tiên sinh ra từ kỹ thuật ICSI đã chào đời tại bệnh viện Từ Dũ. Đến nay, chúng tôi đã thực hiện ICSI với tỉ lệ có thai từ 30 – 35%.

ky thuat icsi dieu tri hiem muon

Một số điểm cần biết khác về kỹ thuật ICSI

Kỹ thuật ICSI được chỉ định cho những trường hợp tinh dịch đồ bất thường trung bình và nặng và một số trướng hợp bất thường về khả năng thụ tinh. Những trường hợp thụ tinh trong ống ngiệm có tinh trùng bình thường, không cần thiết phải sử dụng ICSI

Tỉ lệ có thai của ICSI thường tương tư như TTTON thông thường, cơ quan sinh dục nữ thường có bất thường, tắc vòi trứng sau viêm nhiễm, lạc nội mạc tử cung… tỉ lệ có thai sau chuyển phôi với các trường hợp ICSI có thể cao hơn một ít, có thể do tử cung của người vợ không có bệnh lý, nguyên nhân hiếm muộn sinh chủ yếu là do người chồng.

Người ta tìm thấy khoảng 10% trường hợp tinh dịch đồ bất thường của người chồng là do bất thường một đoạn nhỏ của nhiễm sắc thể Y. Bất thường này chỉ ảnh hưởng quá trình sinh tinh trùng, ngoài ra không gây ra một bệnh lý nào khác. Do đó khi thực hiện ICSI, nếu thành công người chồng sẽ truyền bất thường này cho con trai, con gái sẽ không bị ảnh hưởng. Khi đứa bé lớn lên, có thể sẽ có tình trạng hiếm muộn như cha và có thể sinh con với sự hỗ trợ của ICSI. Tuy nhiên, với các tiến bộ hiện nay, hy vọng bất thường này có thể có khả năng điều chỉnh trong tương lai.

Placeholder image